Mách Bạn 5 Tips Để Thiết Kế Giếng Trời An Toàn Cho Nhà Phố

Mách Bạn 5 Tips Để Thiết Kế Giếng Trời An Toàn Cho Nhà Phố
Ngày đăng: 28/11/2022 01:48 PM

    Hiện nay, việc thiết kế giếng trời được rất nhiều gia đình quan tâm. Đặc biệt với không gian nhà phố diện tích nhỏ, xung quanh không thông thoáng.  

    Huy Thành Home mách bạn 5 Tips thiết kế giếng trời an toàn nhé! 

     

    1. Tại sao cần thiết kế giếng trời

     

     

    Trong thiết kế nhà phố, giếng trời góp phần đưa ánh tự nhiên vào trong ngôi nhà. Cùng với đó, giếng trời giúp cho ngôi nhà thoát khỏi tình trạng bí bách. Hơn thế nữa, nó đem lại tính thẩm mỹ cao và giúp thông hanh tài lộc cho gia chủ. Việc thiết kế một cái giếng trời trong nhà là vô cùng cần thiết, nếu diện tích xung quanh ngôi nhà của bạn hạn chế. 

     

    2. 5 Tips thiết kế giếng trời an toàn

     

     

    2.1 Vị trí đặt giếng trời 

    Theo kiến trúc, giếng trời nên được đặt ở khu vực cầu thang để khai thác hết chức năng thông gió và ánh sáng. Bởi khu vực này được bố trí giữa trung tâm căn nhà. 

     

    Về mặt phong thuỷ, nơi đây tập trung nhiều tài lộc và vượng khí cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, các không gian sinh hoạt trong nhà đều xoay quanh cầu thang. Nên giếng trời ngay khu vực này, có thể lan tỏa ánh sáng và đối lưu không khí khắp căn nhà là việc dễ hiểu. 

     

     

    2.2 Hướng đặt giếng trời hợp lý 

    Theo thực tế, Nam và Đông Nam là hai hướng nhận được nhiều không khí mát mẻ và nguồn sáng ổn định. Phía Đông và Tây ngược lại, vì vậy gia chủ lưu ý không nên đặt giếng trời ở hai hướng này. Bởi khi, mặt trời mọc vào ban ngày hướng đông hứng ánh sáng nhiều nhất còn hướng đông nhận hết cái nóng gay gắt vào buổi chiều. Điều này làm nhiệt độ trong nhà tăng cao, khiến không gian trở nên oi bức, khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. 

     

    2.3 Kích thước và cấu tạo của giếng trời 

    Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần: 

    • Đỉnh giếng 
    • Thân giếng 
    • Đáy giếng 

    Trong thiết kế, bạn không nên xây kích thước giếng trời quá to. Điều này sẽ khiến ngôi nhà của bạn mất cân bằng. Diện tích hợp lý nhất của một giếng trời từ 3m - 6m. Bạn cũng có thể tính tỉ 

    lệ 1:10 theo tổng diện tích của ngôi nhà. 

     

    2.4 Vật liệu mái che 

    Việc lựa chọn vật liệu làm mái che cho giếng trời luôn được quan tâm. Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng tấm lấy sáng polycarbonate cho khu vực đỉnh giếng trời. Vật liệu này có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu như: lấy ánh sáng tự nhiên, không khí gió trời. Đồng thời có thể cản được nắng lúc lên đỉnh và giữ ấm cho ngôi nhà lúc trời mưa. Có thể sử dụng bạt, kính cường lực, tôn, bạt làm vật liệu thay thế.  

     

     

    2.5 Kỹ thuật cần lưu ý

    Theo nguyên tắc, phần mặt tường của giếng trời bạn không nên làm nhẵn. Vì một mặt tường trơn nhẵn sẽ rất khó trong việc tiêu âm. Không gian sinh hoạt bên dưới sẽ gây ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi bên trên. Bạn có thể thiết kế thêm mảng nhám hoặc sần trên tường để khắc phục tình trạng này. 

     

    Bên cạnh đó bạn không nên làm mái che quá mỏng và không để hở khe. Treo những chùm đèn to, nặng phía trên sẽ gây ra nhiều nguy cơ có hại cho gia đình, bạn nên hạn chế. 

     

     

    Hy vọng qua những tips trên sẽ giúp bạn trong việc thiết kế giếng trời. Hãy liên hệ với Huy Thành Home khi có nhu cầu thiết kế, thi công ngôi nhà mới nhé!